Việt Nam hiện đã có sóng 5G, tuy nhiên mạng dữ liệu di động này chưa thật sự phổ biến bằng thế hệ trước như 4G và LTE. Để biết được LTE là gì, 4G là gì và so sánh chi tiết 2 loại kết nối dữ liệu này nhé.
Trên các mẫu điện thoại thông minh hiện đại, bên cạnh biểu tượng kết nối không dây Wi-Fi thì bạn sẽ thường xuyên bắt gặp 4G hoặc LTE. Đây là 2 loại kết nối dữ liệu di động gần như không thể thiếu trong bối cảnh nhà nhà - người người thường xuyên duy trì kết nối Internet khi đi ra ngoài hoặc không thể kết nối vào mạng Wi-Fi.
Mạng 4G là gì?
Các tiêu chuẩn thiết lập cho kết nối 4G do Tổ chức kết nối mạng thế giới ITU-R được ban hành vào tháng 3 năm 2008, đòi hỏi tất cả các dịch vụ được mô tả là 4G phải tuân thủ một loạt các tiêu chuẩn về tốc độ và kết nối. Để sử dụng cho các thiết bị di động, bao gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng, tốc độ kết nối cần phải đạt tối thiểu 100 megabit / giây và ít nhất là 1 gigabit / giây cho các điểm phát sóng cố định.
Xét theo những tiêu chuẩn này, hiện có rất ít hạ tầng mạng nào đáp ứng được những tiêu chí trên. Phần lớn đều sử dụng chuẩn LTE 4G - một tiêu chuẩn khác gần được như mạng 4G.
LTE là gì?
LTE là viết tắt của Long Term Evolution và đây không phải là một công nghệ vì nó là một hướng phát triển để các nhà cung cấp dịch vụ mạng đạt được tốc độ 4G thực sự. Vì nó là viết tắt, hầu hết những điện thoại sử dụng dịch vụ LTE 4G của nhà mạng đều hiển thị ký hiệu "4G" ở góc trên bên phải. Nhưng sự thực tốc độ kết nối của mạng LTE 4G không được nhanh và chuẩn như 4G.
Vì hạ tầng mạng của 4G đòi hỏi rất cao, tốn nhiều thời gian và nguồn lực để xây dựng. Do đó Tổ chức ITU-R đã quyết định rằng những nhà mạng nào có dự định nâng cấp dịch vụ từ 3G lên 4G và đang trong quá trình xây dựng hạ tầng sẽ được phép cung cấp dịch vụ LTE cho khách hàng. Ngay lập tức các nhà mạng đã bắt đầu quảng cáo kết nối của họ dưới dạng 4G LTE để thu hút người dùng đăng ký. Bởi thế nên nhiều người đã nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này.
Nói tóm lại, bạn có thể hiểu rằng mạng LTE không phải là mạng 4G, vì kết nối của LTE không đạt tới chuẩn quy định. Nhưng bạn có thể hy vọng rằng nhà mạng cung cấp dịch vụ LTE 4G đang và sẽ nâng cấp tốc độ lên đúng chuẩn 4G quy định trong thời gian tới.
So sánh mạng 4G và LTE
Mạng 4G và LTE có những điểm khác biệt như dưới đây, chúng bao gồm:
Tốc độ kết nối của 4G nhanh hơn LTE. 4G có thể lên đến 1000Mbps trong khi LTE thì có 100Mbps.
Độ phủ sóng của mạng 4G thấp hơn LTE vì không phải mẫu điện thoại thông minh nào cũng hỗ trợ mạng 4G.
Độ trễ của 4G là 5ms trong khi của LTE là 10ms, sự khác biệt này sẽ được thể hiện rất rõ khi chơi game - xem video - gọi video.
4G có tín hiệu mạnh hơn LTE, vì vậy chất lượng sử dụng tổng thể cũng tốt hơn.
Cách sử dụng mạng 4G và mạng LTE
Ở thời điểm năm 2020 thì tất cả những smartphone đều đã hỗ trợ công nghệ mạng 4G (LTE), do đó hầu như bạn sẽ không phải lo tìm hiểu xem mẫu máy nào có 4G hay không.
Các nhà mạng cũng như vậy, hạ tầng 4G đã có đầy đủ trong nhiều năm nay và được phủ sóng rộng rãi trên tất cả tỉnh thành lớn. Thậm chí, Viettel còn đang trong quá trình phát triển mạng 5G rồi, do đó người dùng sẽ sớm có cơ hội được trải nghiệm công nghệ mạng không dây thế hệ thứ năm hoàn toàn mới.
Một số trường hợp đang sử dụng gói thuê bao 3G hàng tháng sẽ được tự động nâng cấp lên tốc độ 4G với giá không đổi. Chỉ cần bạn ra đổi SIM 4G và điện thoại có hỗ trợ kết nối này là được.